Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

7 bí quyết trị mụn trứng cá

Mụn trứng cá thực chất là tình trạng viêm nang lông và tuyến bã trong da. Trị mụn bằng phương pháp tự nhiên sẽ giúp da bạn tẩy sạch vi khuẩn và các chất nhờn, làm da láng mịn và tươi trẻ.


1.Lá lô hội

Dùng dao cắt lá lô hội, lấy dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên các nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm mỗi tuần 2 lần. Ngoài ra bạn có thể nấu chè lô hội ăn rất mát, nó sẽ ngăn việc nóng từ trong và phát mụn

2. Chè nhân ý dĩ đậu xanh

Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn (không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt

3.Đắp củ đậu

Củ đậu tươi thái lát, xoa hoặc ép lấy nước để bôi mặt cho mịn da, khỏi nứt nẻ và hút các chất độc trong lỗ chân lông, để trong 15 phút. Củ đậu khôtán bột dùng làm phấn bôi mặt cho da mềm và mịn hơn.

4.Nước cốt rau sam

Rau sam tươi 1 nắm (30-50g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khô lại bôi tiếp.

Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt “đèn pin” cũng sẽ lặn dần.

5.Đắp cà chua

Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch

6.Giấm lâu năm với trứng gà

Lấy 1 quả trứng gà ngâm vào 200ml giấm lâu năm (khoảng 3 năm). Ngâm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần.

Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.

7.Đắp chuối

Lấy phần bên trong của vỏ chuối, cắt thành từng miếng mỏng hoặc bóp nhão đắp lên vùng da có mụn, để trong 10 -15 phút, tuần làm 2 -3 lần. Đây là một cách để loại trừ mụn trên da và làm da mềm hơn.

Theo Đỗ Thị Xuân (TPO)

------------------------------------------------------------------------------------------------------

Làm mờ sẹo trên mặt do mụn để lại

1. Sữa tươi

Một trong những cách đặc trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả là dùng sữa tươi để rửa mặt hằng ngày. Axit lactic trong sữa không chỉ giúp làm mờ các vết sẹo mà còn giúp da tươi sáng và mịn màng hơn.

Bạn có thể trộn sữa tươi với bột yến mạch và một vài giọt chanh, đắp lên mặt khoảng 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.

2. Chanh tươi

Cách đơn giản để trị sẹo mụn trứng cá là dùng một miếng bông gòn thấm nước cốt chanh và thoa lên nốt sẹo mụn. Bạn cũng có thể pha nước ép chanh với nước ép cà chua và dưa chuột rồi thoa lên vùng da bị sẹo mụn để làm nó mờ đi.

3. Nước hoa hồng và bột yến mạch

Trộn lẫn nước ép hoa hồng cùng với bột yến mạch tạo thành hỗn hợp bột nhão và đắp lên vùng da bị sẹo mụn, chờ khoảng 30 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.

4. Mặt nạ từ cà chua tươi

Bạn hãy cắt cà chua tươi thành từng lát mỏng rồi đắp lên mặt (đã rửa sạch) trong vòng 30 phút.

Cà chua rất giàu vitamin A, giúp hạn chế quá trình tiết chất nhờn, thủ phạm gây nên mụn. Vitamin A cũng có vai trò như một chất chống ôxy hoá, làm giảm quá trình lão hoá của da.

5. Cam

Dùng vỏ cam ngâm trong nước khoảng 5 tiếng, rồi dùng nước này để rửa mặt.

6. Đu đủ

Hãy lựa trái đu đủ chín, nghiền nhuyễn và ép lấy nước, rồi thoa lên vùng da bị mụn, công dụng cũng thật đáng kể.

7. Lô hội

Bóc tách lá lô hội, lấy nhựa thoa đều lên khuôn mặt, đợi tới khi khô thì rửa mặt lại. Ngoài ra bạn cũng thể có thể sử dụng nước ép lá lô hội để uống mỗi ngày.

8. Vitamin E

Các chuyên gia cho rằng, vitamin E không chỉ giúp cho làn da láng bóng, căng mịn. Việc dùng viên dầu chứa vitamin E thoa lên vùng da bị vết thâm do mụn trứng cá còn có tác dụng làm mờ chúng rất hữu hiệu. Bôi mỗi ngày 1 - 2 lần, có thể uống kết hợp vitamin E và bổ sung viatamin C.

9. Đừng quên uống nước

Các bác sĩ da liễu lại khuyến cáo bạn nên uống đủ nước nếu không muốn phải “chung sống” lâu cùng các nốt sẹo mụn trứng cá. Nước giúp bạn "lột bỏ" những tế bào da chết và nhanh chóng tái tạo tế bào da mới, đồng thời làm mờ vết thâm do sẹo mụn trứng cá để lại.

Để công dụng được nhanh hơn, bạn có thể dùng một cục nước đá sạch chườm lên nốt sẹo mụn trong khoảng 15 phút mỗi ngày.

--------------------------------------------------------------------------------- (Sưu tầm)

Mẹo kích thích lông mày mọc nhanh

Mẹo kích thích lông mày mọc nhanh

Nếu bạn đang cố gắng để có bộ lông mày đẹp, bạn thường phải mất đến 6-8 tuần.

Song bạn có thể thử những biện pháp tự nhiên sau để giúp thúc đẩy lông mày mọc nhanh hơn.

Bổ sung protein, sắt và vitamin B6
Lông mày mọc nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào protein trong cơ thể bạn như thế nào. Nếu trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của bạn bị thiếu hụt protein, lông mày sẽ mọc chậm.
Do đó, ăn thịt hàng ngày là cách dễ nhất để đảm bảo cơ thể bạn nhận được protein phong phú. Nếu bạn là một người ăn chay, bạn vẫn có thể nhận được protein bằng cách ăn đậu phụ, đậu, bông cải xanh ...

Lưu huỳnh có trong hành tây có thể kích hoạt sự tăng trưởng để lông mày dày hơn và mọc nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn cũng phải đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ chất sắt bởi vì các tế bào máu trong cơ thể rất cần những thực phẩm chứa sắt để mang lại oxy cho các nang tóc. Bên cạnh đó, các vitamin B6 cũng giúp duy trì móng tay và lông mày khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn không nhận được đủ vitamin B6, hãy xem xét việc cần phải bổ sung loại vitamin này.

Thoa dầu dừa trước khi đi ngủ
Trước khi đi ngủ, hãy nhẹ nhàng áp dụng thoa một lượng nhỏ dầu dừa vào vùng lông mày cần tăng trưởng nhanh. Dầu dừa được cho là một loại kem dưỡng tự nhiên đặc biệt giúp thúc đẩy tăng trưởng lông mày của bạn mọc nhanh hơn và dày hơn. Điều này sẽ làm tăng mật độ lông mày của bạn.

Sử dụng lô hội cho lông mày
Da vùng quanh mắt rất nhạy cảm vì thế nếu nhổ lông mày quá thường xuyên cũng khiến lông mày trở nên thưa mỏng hoặc bị rụng. Nếu bạn đang gặp tình trạng lông mày bị rụng nhiều hoặc phát triển chậm, hãy thử dùng lô hội để điều trị.

Nếu bạn đang gặp tình trạng lông mày bị rụng nhiều hoặc phát triển chậm, hãy thử dùng lô hội để điều trị.

Cắt một lá lô hội và rửa sạch rồi nhẹ nhàng ép lấy dịch lô hội. Sau đó, massage lông mày và nhẹ nhàng lấy nước ép lô hội thoa vào nó và để qua đêm. Điều này sẽ giúp da mau lành và làm cho lông mày tăng trưởng nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Sử dụng nước ép hành tây
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, lưu huỳnh có thể kích hoạt sự tăng trưởng để lông mày dày hơn và mọc nhanh hơn. Do đó, bạn có thể ngâm một miếng gạc vào nước ép hành tây và chà xát nhẹ nhàng trực tiếp vào lông mày.
Nếu cứ tiến hành điều này liên tục sẽ có lợi cho những người có lông mày thưa muốn trở nên dày dặn hơn. Vì thế, bạn có thể bổ sung những thực phẩm giàu lưu huỳnh như hành tây, hạnh nhân và các loại dầu ô liu. Hãy chắc chắn để nó qua đêm để lông mày nhận được những lợi ích đầy đủ.
------------------------------------------------------------------------------ (Sưu tầm)

Chữa mụn trứng cá không cần thuốc

Trứng cá xuất phát do việc sản sinh quá nhiều chất bã nhờn làm bịt kín các lỗ chân lông. Các yếu tố khác nhau có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm: sự thay đổi bất thường của các hormones, stress, thuốc điều trị bệnh và yếu tố gen.

Khắc phục được những tác nhân ảnh hưởng và dùng sản phẩm điều trị theo chỉ định có thể trị được mụn trứng cá. Tuy nhiên, các sản phẩm ấy đều có những tác dụng phụ. Nếu lo ngại, bạn hãy thử các biện pháp tự nhiên sau.

Đường: Cắt giảm lượng đường dùng hàng ngày. Nhiều người đã thấy mụn giảm rõ rệt ngay khi bớt hoặc bỏ hẳn dùng đường. Bạn có thể thay thế nó bằng mật ong hay mật đường. Dù tin hay không tin thì đường tinh chế được xử lý để loại bỏ các chất dinh dưỡng.
Sản phẩm kết hợp là mật đường giữ được tất cả những dưỡng chất đã bị mất đi trong quá trình chế biến. Nếu bạn phải ăn đường, bạn nên chọn loại đường đen chưa qua chế biến và giảm bớt lượng sử dụng khi mụn nổi nhiều. Các chất làm ngọt nhân tạo có nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.


Kẽm:
Những ai bị mụn trứng cá thường có xu hướng bị thiếu kẽm. Việc bổ sung các thức phẩm chứa nhiều kẽm vào khẩu phần ăn như thịt bò, thịt gà, yogurt, các loại đậu, lạc sẽ làm tăng mức kẽm trong cơ thể bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc bổ sung kẽm.

Omega-3: Các acid béo omega-3 mang lại sinh lực cho da. Omega-3 giúp loại bỏ mụn trứng cá bằng cách mài mòn lớp bã nhờn làm bịt kín lỗ chân lông. Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá, dầu cá và dầu thực vật. Thịt cá hồi và dầu hạt lanh được coi là những thực phẩm đặc biệt làm tăng lượng Omega-3. Dầu cây trà: Thoa dầu cây trà vào vùng da bị mụn vài lần một ngày sẽ có hiệu quả. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dầu cây trà có tác dụng như trị trứng cá số 1.

Trà dược thảo chasteberry: Đối với những phụ nữ bị mụn trứng cá hay bị nổi nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt thì trà dược thảo chasteberry là một phương pháp đượ khuyên dùng. Trong nhiều nghiên cứu đều nhận thấy loại trà này giúp điều chỉnh các hormone nữ. Điều quan trọng là bạn không được lạm dụng nó, chỉ cần uống 1 cốc mỗi ngày là hợp lý. Uống nhiều hơn lượng cho phép có thể gây ra tác dụng ngược lại đối với những mụn trứng cá trên mặt bạn.

Dấm, nước cốt chanh và lô hội: Mỗi một thứ này đều có thể dùng để trị trứng cá. Dấm và nước cốt chanh giúp làm sạch da còn lô hội khắc phục thương tổn trên da. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị vết đau bằng lô hội sẽ giảm sẹo và chóng lành.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Chocolate chữa ho rất hay

Một chất có trong chocolate có thể ngăn chặn được cơn ho kéo dài mạnh gấp 3 lần thuốc trị ho tốt nhất. Phát hiện này có thể dẫn đến việc phát triển các loại thuốc chống ho mới.

Các nhà khoa học tại Đại học Imperial (Anh) đã phát hiện ra rằng chất theobromine trong cocoa, thành phần chính tạo nên chocolate có tác dụng ngăn chặn cơn ho kéo dài hiệu quả gấp 3 lần codeine, loại dược phẩm được coi là trị ho tốt nhất hiện nay.

Giáo sư Peter Barnes và cộng sự tại Đại học Imperial đã tuyển chọn 10 người tham gia nghiên cứu. Họ được chia thành 3 nhóm. Một nhóm dùng giả dược, một nhóm dùng codeine và nhóm còn lại dùng chocolate. Để đo tác dụng của thuốc, nhóm chuyên gia căn cứ vào nồng độ chất capsaicin, thường được các nhà khoa học sử dụng để gây ho và đánh giá hiệu quả của thuốc trị ho. Lượng capsaicin cần thiết để gây ra cơn ho càng cao thì thuốc càng hiệu quả.

Chocolate chữa ho rất hay, Sức khỏe, Chocolate chua ho, Chocolate, con ho, capsaicin, theobromine, gia duoc
Một chất có trong chocolate có thể ngăn chặn được cơn ho kéo dài mạnh gấp 3 lần thuốc trị ho tốt nhất

Các chuyên gia nhận thấy ở nhóm dùng theobromine, nồng độ capsaicin cần thiết để gây ra cơn ho cao hơn khoảng 3 lần so với những người dùng giả dược. Trong khi đó, ở nhóm dùng thuốc codeine, nồng độ capsaicin gây ra cơn ho chỉ cao hơn chút ít so với nhóm dùng giả dược.

Các nhà nghiên cứu cho rằng theobromine có tác dụng kiềm chế hoạt động của dây thần kinh phế vị, thủ phạm gây ho. Họ nhận thấy, không giống như các liệu pháp điều trị ho thông thường, theobromine không gây ra các tác dụng phụ có hại cho tim mạch và hệ thần kinh, chẳng hạn như tình trạng uể oải, ngủ lơ mơ.

(Theo VnE)

2 cách chữa ho hiệu quả từ cam và tỏi

Vỏ cam chữa ho rất hiệu quả (nguồn ảnh: internet)
Vỏ cam chữa ho rất hiệu quả (nguồn ảnh: internet)
Hai phương thuốc chữa ho rất hiệu quả từ tỏi và vỏ cam, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.

Chỉ sau vài ngày, các cơn ho sẽ biến mất. Phương thuốc này rất đơn giản, vì dùng các nguyên liệu sẵn có như tỏi, cam. Cách tốt nhất là dùng thuốc 2 lần/ngày, trưa và tối, sau ăn.

Bài thuốc với tỏi

2-3 tép tỏi, bóc vỏ và cho vào bát nhỏ, thêm 1 thìa đường và nửa bát nước. Đun sôi với lửa thật nhỏ khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho nước còn hơi ấm hãy ăn.

Với cách này, áp dụng từ 2-3 lần/ngày, các cơn ho sẽ giảm đi thấy rõ, sau một tuần sẽ dứt hẳn. Tỏi có vị ấm rất tốt cho dạ dày, phổi, điều trị các chứng ho. Người lớn cũng có thể dùng cách này, nhưng cần đến 7-8 tép tỏi và 2 thìa đường.

Đặc biệt, để có hiệu quả tốt nhất, hãy dùng tỏi ta.

2 cách chữa ho hiệu quả từ cam và tỏi, Sức khỏe, Tri ho, cam tri ho, toi tri ho, ho, cam, toi, con ho
Để có hiệu quả trị ho tốt nhất, hãy dùng tỏi ta. (nguồn ảnh: internet)

Bài thuốc với cam

Cam vỏ màu vàng hay xanh đều được.

Cam mua về, rửa sạch, ngâm với nước muỗi loãng. Sau các bữa ăn, thay vì để nguyên quả cắt miếng, bạn hãy gọt để lấy vỏ cam và đem vỏ cam nướng trên bếp và ăn khi còn nóng.

Nếu ho nặng, mỗi ngày bạn có thể ăn từ 2-3 vỏ cam nướng, rất ấm cổ, tốt cho họng, tiêu đờm, đặc biệt các cơn ho buổi đêm sẽ không còn.

Cách chữa ho

Củ cải trắng bỏ vỏ rồi ăn sống có thể làm mát họng, hết ho. Thái miếng rồi nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ khỏi.

Một quả chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.

Khi bị ho, hãy lấy ngón trỏ ấn mạnh vào hai bên chỗ dưới tai, như vậy giảm được kích thích niêm mạc gần cổ họng mà bớt ho.

Một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.

Gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.

Dấm có pha đường phèn đã lọc qua cho đến khi đạt độ bão hoà. Mỗi ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh.

Dầu thơm 1 thìa đun nóng lên, cho thêm 7 hạt đỗ xanh vào chiên vàng, khi còn hơi ấm thì cho thêm chút mật ong. Ăn trước khi đi ngủ.

Hạt hạnh đào 2 cái, gừng tươi 2 miếng, nhai nhỏ và nuốt từ từ vào; mỗi ngày buổi sáng và tối ăn một lần, cách này trị những trường hợp bị ho lâu ngày, có đờm và khó thở.

Đối vối người bị ho nhiều đờm, hãy lấy 7 cụm rễ hành, 1 quả lê, một ít đường trắng rồi đun lên lấy nước uống, uống vào buổi sáng và tối hàng ngày.

Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 - 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.

Lê trắng 2000g, đường phèn 500g, hạnh nhân 10g, bách hợp 15g, mạch đông 15g, xuyên bối 10g, khoản đông hoa 10g. Rửa sạch lê rồi bỏ vỏ, bỏ hạt và ép lấy nước, dùng nước lê sắc lên như thuốc đông y, lấy nước này khuấy thêm với đường phèn thành dạng cao, có tác dụng trị ho, bình ổn hơi thở, kiện tỳ, nhuận phổi.

Người bị ho có nhiều đờm nên dùngbài thuốc sau: hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng vừa phải đường đỏ, giã nát rồi pha với nước để uống: ngày 2 lần.

Vỏ cây lê tươi 75g (khô thì 20g), sắc lên lấy nước uống.

Một lượng mật ong vừa phải cho vào trong 1 bát nước sôi pha lên, 3 cái bánh quả hồng. Ăn bánh, uống nước mật ong, mỗi ngày 2 lần, uống liên tục 8 ngày hoặc sau đông chí, mỗi ngày ăn một cái bánh quả hồng to, kiên trì nhiều ngày chữa được ho lâu ngày không khỏi.

Cho 50g dầu thực vật vào đun nóng lên rồi cho chút hành hoa và muối ăn, tiếp đó cho 1 miếng đậu phụ, dùng muỗng ép nát ra và đảo liên tục. Tiếp đó cho thêm một ít dầu ăn nữa và chút nước, đảo tiếp mấy lần rồi ăn lúc nóng (ăn như món ăn cùng với cơm hoặc ăn trước khi đi ngủ). Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục trong 35 ngày sẽ có hiệu quả.

Trứng gà tươi 1 quả, đập vào trong bát, cho thêm 1 thìa dầu ăn, một chút đường trắng rồi hấp cách thuỷ cho chín, ăn trước khi đi ngủ, khi còn nóng. Người ho bình thường thì ăn 2 lần, người ho nặng thì phải ăn 5 - 6 lần sẽ hiệu quả rõ rệt.

Đường phèn, hạnh nhân mỗi loại 15g, nghiền nhỏ rồi khuấy đều hỗn hợp này. Vào buổi sáng, trưa và tối mỗi buổi uống 10g.

Đại táo 7 quả, bỏ hạt rồi cho phèn chua vào đầy bên trong, hấp chín; ăn hết 1 lần nhân lúc nóng, ngày 2 lần.

Hành trắng 3 cây, phèn chua 50g giã nhỏ, cho thêm 30g dấm vào khuấy đều. Buổi tối sau khi rửa chân hãy đắp lên gan bàn chân, buổi sáng sớm lấy ra; cách này chữa ho lâu không khỏi.

Mỗi ngày ăn lạc 60 - 90g sẽ trị được ho nhiều đờm.

Cà trắng 30 - 60g, đun lên lấy nước bỏ bã, cho thêm một lượng mật ong vừa phải rồi uống 2 lần mỗi ngày, chữa ho đã lâu mà không khỏi.

Đường phèn 30g, vừng 120g giã nát rồi pha với nước sôi dạng âm ấm; mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 30g; cách này trị ho khan không đờm.

Cho một quả trứng ngan, 10g mộc nhĩ đen, một chút đường phèn rồi khuấy đều để hấp cách thuỷ; mỗi ngày ăn 2 lần sẽ trị được ho do âm hư.

Hạt quả mướp 15g phơi khô rồi nghiền nhỏ, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 9g, trị ho.

Hạt bí đao 15g, cho thêm một lượng đường vừa phải vào rồi giã nát để pha với nước uống; mỗi ngày 2 lần, chữa ho đờm nhiều.

Bí đao tươi 500g, lá sen tươi 1 cái và một lượng nước thích hợp rồi đun lên thành canh, cho thêm muối và gia vị vừa phải. Món này trị ho do nóng phổi, đờm dính.

Lạc 30g, bách hợp 10g, đường phèn một lượng vừa phải, đun với nước thành canh, mỗi ngày 1 liều, uống liền 3 - 5 ngày, cách này chữa ho khan, ít đờm.

Lạc, táo đỏ, mật ong mỗi loại 30g, nấu với nước rồi ăn mỗi ngày 2 lần; trị ho lâu không khỏi.

Vỏ bưởi tươi 6g nấu lên lấy nước uống, chữa đờm và ho.

Thịt nạc 50g và một chút rượu gạo, cho thêm một chút nước rồi hấp cách thuỷ để ăn, chữa ho.

Phổi lợn 1 cái, củ cải trắng 1 củ, hạnh nhân 10g, một lượng nước sôi vừa phải, tất cả nấu chín bằng lửa nhỏ. Món này chữa ho lâu không dứt.

Cắt quả lê tạo ra cái miệng có nắp, cho đỗ đen vào trong rồi đậy nắp lên; đun trên lửa nhỏ; mỗi ngày ăn 1 - 2 quả sẽ tiêu đờm hết ho. Bài thuốc này còn có hiệu quả khá tốt đối với trường hợp khó thở, thở gấp.

Vỏ bí đao đã qua phơi sương rồi cho chút mật ong nấu lên thành canh, ăn trị ho.

Táo chua nghiền thành bột nhỏ, mỗi ngày chia làm 2 lần, mỗi lần 6g uống bằng nước sôi âm ấm, sẽ có tác dụng nhuận phổi dứt ho.

Nếu ho do bị cảm thì hãy dán một miếng cao trị đau khoảng 1 cm2 ở dưới cổ họng, 10 phút sau ho sẽ dứt.

theo http://www.cuocsongquanhta.vn - http://suckhoevang.net

Quả sấu có tác dụng chữa nôn nghén, chữa ho

Quả sấu nấu canh chua với thịt nạc băm giúp tăng cường hệ tiêu hóa, hoặc nấu với cá diếc chữa nôn nghén hiệu quả

Quả sấu có tác dụng chữa nôn nghén, chữa ho

Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc…

Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Quả tươi để nấu canh, hay lấy cùi thịt quả làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm… Song cũng giàu dược tính, nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả.

Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…, mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả.

Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực.

Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ.

Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.

- Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

- Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn.

- Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống.

Theo dinh dưỡng

Hạ khí tiêu đờm bằng trái cây Na

Quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng…

Hạ khí tiêu đờm bằng trái cây Na

Cây na tùy thuộc vào từng địa phương còn gọi là mãng cầu, mãng cầu ta, màng cầu dai, tên khoa học Annona squamosa L.

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, lá, quả và hạt.

Đông y cho rằng quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng. Rễ cầm ỉa chảy. Có công dụng chữa kiết lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả xanh dùng chữa lỵ và tiêu chảy. Quả na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây là những gợi ý những phương thuốc trị liệu từ cây na.

Đi lỵ ra nước không dứt: 10 quả na ương (chín nửa chừng) lấy thịt ra, còn vỏ và hạt cho vào hai bát nước, sắc còn một bát, ăn thịt quả và uống nước sắc.

Nhọt ở vú: Quả na điếc mài với dấm bôi nhiều lần.

Trị mụn nhọt sưng tấy: Lá na, lá bồ công anh, cùng giã đắp.

Sốt rét cơn lâu ngày: Vò một nắm lá (20-30g) giã nhỏ, chế thêm nước sôi vào vắt lấy một bát nước cốt, lọc qua vải, phơi sương, sáng hôm sau thêm tí rượu quấy uống trước lúc lên cơn hai giờ. Mỗi ngày uống một lần, uống liền 5-7 ngày.

Trị giun đũa chòi lên ợ ra nước trong: Dùng một nắm rễ na mọc về hướng Đông, rửa sạch, sao qua, sắc uống thì giun ra.

Theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

5 cách chữa bệnh bằng mật ong

Để chữa đau cổ họng, bạn có thể uống hỗn hợp mật ong hòa với nước ép gừng. Thứ đồ uống này còn giúp bạn giảm triệu chứng của cảm lạnh như ho, chảy nước mũi…

Một số ứng dụng khác của mật ong:

- Giúp sáng mắt: Pha một thìa mật ong vào nước ép cà rốt, uống trước khi ăn sáng khoảng một giờ; bạn sẽ có đôi mắt trong sáng, tia nhìn tinh anh.

- Thúc đẩy tuần hoàn máu: Trộn 1 thìa nước ép tỏi với 2 thìa mật ong. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Bài thuốc này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, khiến da dẻ hồng hào, mịn màng hơn.

- Giảm béo: Pha 1-2 thìa mật ong với 1 thìa nước ép chanh vào một ly nước ấm. Việc uống hỗn hợp này mỗi ngày sẽ giúp lọc sạch đường ruột, giảm béo.

- Trị hen: Trộn 1/2 g bột tiêu đen với mật ong và nước ép gừng, uống 3 lần/ngày.

- Trị ho: Chữa ho bằng mật ong

Chữa ho bằng mật ong

Mùa lạnh, thời tiết thay đổi …dễ làm phát sinh nhiều chứng ho: ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho do viêm họng, viêm phế quản mãn tính…

Ảnh minh họa.

Người già, trẻ nhỏ, người sức đề kháng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm…thường bị mắc các chứng ho này.
Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày…

Mật ong thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà:

Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh:
Cách làm: Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro.
Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5s trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…

Mật ong hấp lá hẹ

3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật ong hấp quất.

Mật ong hấp tỏi
4 – 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (Không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 -3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa café. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng.
Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc (như thuốc ho Bảo Thanh của Công ty Dược Hoa Linh. Sản phẩm này có cả dạng Siro và viên ngậm. Khi ngậm sẽ phát huy thêm tác dụng tại chỗ như: giảm ngứa rát họng, giảm viêm họng, khản tiếng…Thích hợp với các chứng ho tái đi tái lại, ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày…).